5 dấu hiệu “buồn” cho thấy Việt Nam đang trở thành “Trung Quốc của 10 năm trước”

Posted on Tin tức 270 Views
Vào đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã không đáp ứng được nhu cầu sản xuất chế tạo. Các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt xây dựng các nhà máy của họ tại quốc gia đông dân nhất thế giới nhằm tận dụng lợi thế chi phí lao động và chi phí đất đai thấp.

Sự nhộn nhịp của các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ trên 10% cho tới năm 2010. Giờ đây, khi chi phí để các nhà máy hoạt động tại Trung Quốc không còn rẻ nữa, các nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét, tìm kiếm một điểm đến mới và Việt Nam nổi lên như một lựa chọn hàng đầu tại khu vực châu Á. Đây cũng là một lý do giúp tăng trưởng của quốc gia 90 triệu dân này đạt trên 6%/năm trong vài năm trở lại đây.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã tác động không nhỏ tới đời sống của người dân tại Việt Nam và dường như họ trang trở thành một Trung Quốc của cách đây 10 năm. Dưới đây là 5 ví dụ điển hình cho điều đó:

1. Tham nhũng:

Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để làm giấy phép kinh doanh hay vi phạm luật giao thông, chiếc “phong bì” sẽ giúp bạn rất nhiều.

Chính sách “Đả hổ đập ruồi” đã mang lại tiếng vang lớn cho ông Tập Cận Bình

Trung Quốc đã từng rất nổi tiếng với những khoản hối lộ mà các công ty nước ngoài phải trả cho chính phủ nước này để được yên ổn làm ăn. Việc hối lộ vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay tại Trung Quốc nhưng đã giảm đi phần nào sau khi Chủ tịch Trung Quốc – ông Tập Cận Bình – triển khai chiến dịch “Đả hổ đập ruồi” năm 2012.

2. Vi phạm bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa:

Hồi tháng 8, tại Hồ Chí Minh, có một người bán hạt điều đã gắn logo của Taco Bell – một thương hiệu hàng tiêu dùng hàng đầu tại Mỹ nhưng chưa xuất hiện tại Việt Nam – vào danh thiếp của mình mặc dù thực tế không phải vậy và ông ta cũng ý thức được điều đó. Nhiều người cho rằng điều đó là khá bình thường tại Việt Nam.

Tại Trung Quốc, chính phủ nước này từng cho phép quán cà phê có tên “Starsbuck” được hoạt động tại thành phố biển Thanh Đảo. Hay việc các nhà cung cấp tại Trung Quốc từng cho ra mắt thương hiệu quần áo mang tên “Gpa” và bày bán những mặt hàng rất giống thương hiệu “Gap” nổi tiếng của Mỹ.

Về khoản nhái thương hiệu, Trung Quốc là số 2 thì không ai là số 1

Trong suốt 20 năm qua, các nhà vận động nước ngoài đã liên tục gây sức ép yêu cầu Trung Quốc phải xử lý những trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các công ty tại Trung Quốc đang dần ý thức được việc này và thậm chí họ còn kiện ngược lại các công ty nước ngoài, điển hình như vụ hãng điện thoại Baili của Trung Quốc kiện Apple vì cho rằng sản phẩm iPhone 6 và iPhone 6 Plus đã đạo nhái thiết kế của họ.

3. Giao thông xuống cấp:

Tình hình giao thông tại các khu đô thị lớn thuộc thành phố Hồ Chí Minh đang trở nên chật chội hơn bao giờ hết. Mọi người không thể di chuyển nhanh hay thậm chí không thể di chuyển được khi tham gia giao thông tại quanh các khu trung tâm mua sắm hay tòa tháp văn phòng lớn. Bạn có thể sẽ phải đợi rất nhiều lượt đèn xanh đèn đỏ mới có thể qua được một nút giao thông.

Tại Trung Quốc vào những năm đầu thiên niên kỷ mới, ngay cả ở những thành phố giàu có như Bắc Kinh hay Thượng Hải, vấn đề giao thông vẫn luôn là vấn đề nhức nhối với các quan chức tại đây bởi lượng xe ô tô tham gia giao thông tăng đột biến dẫn tới ùn tắc cục bộ.

4. Vấn nạn nhảy việc:

Tại Bắc Kinh vào năm 2005, người lao động nhảy việc một cách thường xuyên ngay khi họ nhận được lời mời làm việc với mức lương cao hơn. Thời gian làm việc trung bình tại một công ty của một công nhân tại Trung Quốc chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả mức lương cao hơn các doanh nghiệp địa phương để lôi kéo người lao dộng, dẫn tới làn sóng nhảy việc ồ ạt.

Sự trung thành của nhân lực người Việt trong thời gian gần đây cũng đang bị đặt dấu hỏi lớn cho dù kỹ năng làm việc của bộ phận này chưa thể cao như nhân công Trung Quốc.

5. Tính sĩ diện:

Các gia đình ở Việt Nam có thể chấp nhận việc thắt lưng buộc bụng với những vấn đề như nội thất, đồ dùng cá nhân, vv. bởi họ biết rằng người ngoài sẽ chẳng thế nào biết được điều đó.

Nhìn qua đã thấy “đẹp trai”

Tuy nhiên, khi mọi người bước ra ngoài cửa nhà, họ có thể sẽ ngồi trên chiếc xe máy đời mới nhất của Honda hay Yamaha và tay cầm chiếc iPhone 6s phiên bản đắt nhất. Nhiều người Việt có thể bỏ ra khoản tiền lớn để vào một nhà hàng nước ngoài và thưởng thức món sushi hảo hạng thay vì ăn nem cuốn thuần Việt với giá thấp hơn.

Trung Quốc cũng từng nổi lên là một “tay chơi” hạng sang khi vấn đề tham nhũng tại đây chưa được giải quyết. Những bữa tiệc lớn trên những du thuyền triệu USD cùng những chuyến mua sắm tại nước ngoài diễn ra thường xuyên với giới thượng lưu tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

(theo Forbes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *